Checklist những hoạt động dân gian trong ngày lễ Trung Thu

Checklist những hoạt động dân gian trong ngày lễ Trung Thu

Tết Trung Thu là một dịp đặc biệt và thường vào ngày này sẽ có nhiều hoạt động vui chơi, gắn kết gia đình. Nên ngoài là Tết của trẻ em, Trung Thu còn là Tết đoàn viên của gia đình. Tết này diễn ra vào ngày rằm tháng 8 hằng năm và được rất nhiều người yêu thích, hưởng ứng.

Rất nhiều hoạt động diễn ra vào dịp này như tổ chức bày cỗ, trông trăng, rước đèn lồng và các hoạt động văn nghệ vui nhộn. Dù đất nước ngày càng phát triển và đổi mới nhưng những hoạt động truyền thống về Tết Trung thu vẫn được gìn giữ đến ngày nay. Cùng Ngày Mới checklist những hoạt động dân gian nào thường được ưa chuộng trong mỗi dịp Lễ Tết Đoàn Viên dưới đây nhé.

Làm bánh Trung Thu

Khi nhắc đến Trung Thu, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến món bánh Trung Thu - một món bánh truyền thống thường được bày bán tại các rạp, siêu thị,... và được người dân ưa chuộng mua về làm quà tặng cho người thân, đồng nghiệp hay đối tác.

Nhưng ngày nay, nhiều gia đình chọn làm bánh Trung Thu ngay tại nhà. Bởi họ cho rằng nếu tự tay làm ra để tặng thì sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn. Và hoạt động khá hay, giúp gắn kết gia đình lại với nhau nhiều hơn.

Nhiều gia đình hiện nay lựa chọn làm bánh tại nhà (Nguồn: Google)

Tại Việt Nam có nhiều loại bánh Trung Thu, nhưng chủ yếu được biết đến nhiều là loại bánh nướng và bánh dẻo.

Bánh nướng có vỏ bánh được làm từ bột mì, nước đường và dầu ăn. Nhân bánh thường là nhân thập cẩm, đậu xanh, đậu đỏ,...

Loại bánh Trung Thu nướng (Nguồn: Google)

Trong khi đó, vỏ bánh dẻo được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi. Nhân bánh gồm nhiều loại: đậu xanh, thập cẩm, hạt sen. 

Loại bánh Trung Thu dẻo (Nguồn: Google)

Rước đèn Trung Thu

Rước đèn là một trong những hoạt động không thể thiếu trong dịp rằm tháng tám. Thường mỗi tối dưới ánh trăng tròn, trẻ em khắp xóm sẽ réo nhau đi rước đèn, vui chơi,làm rực rỡ khung cảnh dưới ánh trăng tròn.

Trẻ em rước đèn Trung Thu (Nguồn: Google)

Chiếc đèn lồng Trung thu là hình ảnh gắn liền với những tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam. Theo họ, truyền thống tốt đẹp này sẽ mãi được lưu truyền đến hàng trăm năm qua những hoạt động ý nghĩa mỗi dịp rằm tháng tám.

Múa Lân

Múa lân thường được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu hay những lễ hội đặc biệt. Theo quan niệm dân gian Trung Hoa, lân - sư - rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, phát đạt,... Từ ngày văn hóa Trung Hoa vào Việt Nam, tục múa lân cũng từ đó mà rộng rãi hơn.

Trẻ em háo hức xem đoàn lân múa (Nguồn: Google)

Đối với người Việt Nam, múa lân không chỉ là môn nghệ thuật dân gian mà còn thay lời cầu chúc sự thịnh vượng cho những tháng còn lại trong năm. Tùy theo phong tục và mùa lễ hội, lân sư rồng sẽ có những bài múa khác nhau.

Phong tục “phá cỗ”

Theo phong tục truyền thống ở Việt Nam, mâm cỗ Trung thu ngoài bánh kẹo sẽ có thêm vài loại trái cây như bưởi, hồng, lựu. Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà những loại trái cây sẽ được thay đổi cho phù hợp. Tất cả sẽ được trang trí sao cho đẹp mắt và đầy ắp để cầu may mắn, phúc lành.

Chuẩn bị mâm cỗ (Nguồn: Google)

Sau khi chuẩn bị mâm cỗ Trung thu, người Việt thường đặt ở giữa sân để cúng trời đất, tổ tiên. Lúc trăng rằm lên cao và sáng rõ nhất, mọi người sẽ quây quần và đồng thanh hô “phá cỗ” sau khi cúng bái xong.

Nhiều hoạt động diễn ra vào dịp Trung Thu quá đúng không nào? Để hòa vào không khí Trung Thu sắp tới, hiện tại Ngày Mới đang có chương trình MUA 1 HỘP BÁNH TẶNG 1 LỒNG ĐÈN BẤT KÌ dành riêng cho dịp này. Ngoài ra, bạn còn có thể mix 4 vị tùy chọn khi mua 1 hộp bánh nữa nhen.


Vừa có thể mang đi tặng cho người thân, vừa có quà cho con cháu trong nhà chơi, vậy thì còn gì bằng nữa nhỉ. Ghé WEBSITE NGÀY MỚI để đặt hàng ngay nhé!

Chia sẻ:

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: